Trang

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023

THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐÈN LED TRANG TRÍ - VIETCERT

 

THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐÈN LED TRANG TRÍ

 



I. ĐỊNH NGHĨA:

Đèn LED là đèn sử dụng công nghệ LED (Light Emitting Diode). LED là loại đèn thế hệ mới với nguyên lý chiếu sáng dựa trên hoạt động của các diot phát quang

Với hàng loạt ưu điểm vượt trội so với bóng đèn sợi đốt như tuổi thọ lâu, tiết kiệm điện, thân thiện môi trường, cứng cáp hơi… Đèn LED được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn với mục đích chiếu sáng dân dụng và trang trí ánh sáng

Hiện nay, Việt Nam đã có thể tự sản xuất đèn LED với các thương hiệu lớn như Rạng Đông, Điện Quang,… Tuy nhiên, các mặt hàng LED nhập khẩu vẫn được ưa chuộng tại Việt Nam do sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chức năng…

II. HS CODE ĐÈN LED NHẬP KHẨU

Đèn LED có khá nhiều chủng loại khác nhau tương ứng với HS CODE khác nhau như:

Đèn dây LED.

Đèn led âm trần.

Đèn LED rọi ray.

Đèn Bulb LED.

Đèn tuýp led.

Đèn LED panel.

Đèn pha LED.

Đèn đường.

Các loại đèn trên đều có HS số 85.39 và 94.05 nên cần thiết hiểu rõ và phân biệt được hàng của mình áp mã HS nào.

Phân biệt Mặt hàng đèn LED tại nhóm 85.39 và 94.05 như sau:

+ Nhóm 85.39:

Bao gồm đèn LED ở dạng bóng đèn có phần đuôi (ví dụ, đuôi xoáy, đuôi ngạnh hay bi-pin) để gắn vào đui đèn như được mô tả tại chú giải chi tiết HS: “Ánh sáng của những đèn này được tạo ra bởi một hoặc nhiều đi ốt phát quang (LED), những đèn này gồm lớp vỏ bằng thủy tinh hoặc plastic, một hoặc nhiều đi ốt phát quang, mạch để chỉnh lưu dòng xoay chiều và chuyển đổi điện áp về mức các đi ốt phát quang có thể sử dụng được, và phần đuôi (ví dụ, loại đuôi xoáy (screw), đuôi ngạnh (bayonet) hay bi-pin) để gắn vào đui đèn. Một số loại đèn có thể có phần tản nhiệt. Những đèn này có nhiều hình dạng, ví dụ hình cầu (có hoặc không có cổ); hình quả lê hoặc củ hành, hình ngọn lửa; ống (thẳng hoặc cong); hình dạng đặc biệt để chiếu sáng, trang trí, cây giáng sinh…”. –

+ Nhóm 94.05:

Bao gồm đèn, bộ đèn LED hoàn chỉnh, có dây điện kết nối với nguồn điện, không ở dạng bóng đèn có đuôi như mô tả nêu trên tại nhóm 85.39.

Để xác định chính xác HS CODE, bạn phải dựa vào thực tế lô đèn LED tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật, lắp ráp (nếu có) hoặc đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan để có kết quả chính xác nhất,

III. Thủ tục nhập khẩu đèn LED trang trí:

Theo quy định hiện hành, đèn LED không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cho nên doanh nghiệp có thể nhập bình thường

Tuy nhiên, các sản phẩm LED nhập khẩu bắt buộc phải thực hiện thử nghiệm và chứng nhận hợp quy, kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng.

Các văn pháp lý liên quan đến đèn LED

+ Quyết định số: 04/2017/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện

+ Công văn số: 1786/TCHQ-GSQL về việc dán nhãn năng lượng và kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu

+ Thông tư 36/2016/TT-BCT  hướng dẫn thực hiện dán nhãn năng lượng  đối với 1 số mặt hàng

+ Quyết định 4889/QĐ-BCT g công bố Tiêu chuẩn Việt Nam và hướng dẫn công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED

+ Thông tư số 08/2019/TT-BKHCN ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED”

+ Quyết định số: 2711/QĐ-BKHCN về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của bộ khoa học và công nghệ

+ QCVN 19:2019/BKHCN

+ Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng: TCVN 11844:2017 Đèn LED – Hiệu suất năng lượng

1. DANH SÁCH ĐÈN LED PHẢI TEST SUẤT NĂNG LƯỢNG:

- Đèn led có balast lắp liền có đầu đèn E27 và B22

- Đèn Led được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13

+ Sử dụng cho mục đích thông dụng

+ Các loại điện áp danh định không quá 250V

+ Công suất nhỏ hơn 60W

-à Trong trường hợp lô đèn LED của bạn đã có sẵn hàng mẫu tại Việt Nam, bạn có thể mang đi thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu trước khi nhập về

à Kết quả test hiệu suất năng lượng là cơ sở để thông quan tờ khai và công bố dán nhãn năng lượng.

Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng gồm có:

+ Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng

+ Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng cho từng model đèn LED trong lô hàng

+ Mẫu nhãn năng lượng dự kiến (XÁC NHẬN)

+ Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng

+ Tem nhãn của sản phẩm

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Công văn gửi Bộ Công thương

+ Các giấy tờ liên quan….

Để chuẩn bị cho kiểm tra chuyên ngành, hãy xin công văn xác nhận của Bộ Công thương rằng Doanh nghiệp đã thực hiện công bố dán nhãn năng lượng.

2. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐÈN LED:

Hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng bao gồm:

+ Đơn đăng kí kiểm tra chất lượng (đóng dấu công ty kí tên giám đốc)

+ Hợp đồng thương mại (bản scan đóng dấu công ty kí tên giám đốc)

+ Invoive, packing list (bản scan đóng dấu công ty kí tên giám đốc)

+ C/O (bản scan đóng dấu công ty kí tên giám đốc)

+ Tài liệu kĩ thuật (bản scan đóng dấu công ty kí tên giám đốc)

QUY TRÌNH THỰC HIỆN :

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng trên hệ thống 1 cửa quốc gia

Bước 2: Khai hải quan và thông quan

Bước 3: Test và làm Chứng nhận hợp quy: Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy. (Giấy chứng nhận sẽ có giá trị trong 3 năm)

Bước 4: Công bố hợp quy: Doanh nghiệp lập hồ sơ công bố hợp quy lên hệ thống 1 cửa Quốc gia

Bước 5: Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường.

Lô hàng của bạn về cảng, sân bay nào thì tờ khai lô hàng của bạn được mở tại chi cục hải quan của cảng hoặc sân bay đó.

 


️Có bất kì thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo: 0905 527 089


Thứ Hai, 28 tháng 8, 2023

GIÁM ĐỊNH TÍNH ĐỒNG BỘ CỦA MÁY MÓC, THIẾT BỊ - VIETCERT

 

Trong nền kinh tế thị trường phát triển, hội nhập và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lượng máy móc thiết bị được nhập khẩu vào nước ta ngày càng lớn và có nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Trong quá trình vận chuyển máy móc thiết bị có thể được tháo rời để dễ hàng vận chuyển. Hay một dây chuyền sản xuất có thể được chế tạo từ một nhà sản xuất riêng lẻ hoặc có thể được tích hợp từ nhiều thiết bị thành phần và được chế tạo bởi nhiều nhà chế tạo khác nhau. Khi tiến hành thiết kế tổ hợp thiết bị để tạo thành dây chuyền sản xuất, các kỹ sư thiết kế sẽ thực hiện việc lựa chọn thiết bị từ các hãng khác nhau để tạo thành các dây chuyền sản xuất đồng bộ. Để xác định các máy móc thiết bị nhập khẩu về phục vụ sản xuất hoặc các dự án công nghiệp có thuộc một dây chuyền sản xuất đồng bộ hay không, thì doanh nghiệp cần một tổ chức đứng ra giám định tính đồng bộ của máy móc thiết bị, và dây chuyền máy móc.



1. Giám định tính đồng bộ của máy móc thiết bị là gì?

Giám định tính đồng bộ của máy móc thiết bị là sử dụng những phương pháp và trang thiết bị đo lường tính đồng bộ của máy móc, thiết bị. Đồng thời kiểm tra máy móc thiết bị phải phù hợp so với hồ sơ chứng từ nhập khẩu bao gồm: contract, invoice, paking list, bill of lading, sơ đồ thiết kế, tài liệu kỹ thuật….

2. Mục đích của Dịch vụ giám định tính đồng bộ:

– Xác định tính đồng bộ của các thiết bị máy móc nhập khẩu – là cơ sở để người mua và người bán và các bên liên quan nghiệm thu, thanh lý hợp đồng mua bán thiết bị.

– Phục vụ việc tính thuế nhập khẩu (các thiết bị thuộc cùng một dây chuyền sản xuất đồng bộ nhập theo dự án thì sẽ được miễn thuế)

– Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong quá trình xuất nhập khẩu thiết bị, máy móc.

3. Các trường hợp phải làm giám định tính đồng bộ của máy móc thiết bị: 

- Nhà nhập khẩu máy móc, thiết bị tháo rời từ nước ngoài về Việt Nam.

- Các thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất, hệ thống thiết bị máy móc đồng bộ, dây chuyền sản xuất, tổ hợp thiết bị xuất / nhập khẩu phục vụ các dự án công nghiệp.

- Các cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm tra, đánh giá máy móc, thiết bị, dây chuyền nhập khẩu vào Việt Nam.

4. Thủ tục và quy trình đăng ký giám định đồng bộ máy móc thiết bị

4.1. Các công việc cần thực hiện để giám định tính đồng bộ của thiết bị như sau:

- Xem xét bộ tài liệu nhập khẩu của thiết bị: Contract, Invoice, Packing, Bill, thiết kế, đặc tính kỹ thuật của thiết bị.

- Giám định về bao gói, tem mác, số lượng, chủng loại, tình trạng của các thiết bị thành phần của dây chuyền sản xuất trong quá trình nhập khẩu.

- Giám sát quá trình lắp đặt thiết bị. 

- Chứng kiến quá trình chạy thử của thiết bị.

- Đánh giá tính đồng bộ của thiết bị (đồng bộ về tốc độ, công suất, năng suất, các chỉ tiêu kỹ thuật khác…)

- Chụp ảnh trong quá trình giám định. 

- Báo cáo và phát hành chứng thư giám định về tính đồng bộ của thiết bị. 

4.2. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp:

- Yêu cầu giám định nêu rõ yêu cầu giám định, thời gian và địa điểm giám định, người liên hệ.

-  Chứng từ nhập khẩu gồm: 

Tất cả tờ khai hải quan nhập khẩu:

Contract (hợp đồng mua bán nếu có)

Commercial Invoice (hoá đơn thương mại)

Bill of lading (vận đơn đường biển)

C/O (giấy chứng nhận xuất xứ máy móc nhập khẩu)

Danh mục hàng hoá, thiết bị máy móc, chi tiết linh kiện kèm theo (packing lists)

Hồ sơ máy móc chế tạo (bản vẽ hệ thống, chi tiết kỹ thuật…)


Hotline: 0905 527 089
Fanpage: Vietcert Centre



Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

CHỨNG NHẬN HỢP QUY MÁY XAY SINH TỐ - VIETCERT

CHỨNG NHẬN HỢP QUY MÁY XAY SINH TỐ - VIETCERT

Hiện nay đã có quyết định chứng nhận hợp quy tương thích điện từ đối với các thiết bị điện, điện tử gia dụng và các thiết bị khác có cùng chức năng. Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu quản lý đối với giới hạn phát xạ nhiễu điện từ phát ra từ các thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự. 


1. CĂN CỨ CHỨNG NHẬN HỢP QUY TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ

Căn cứ vào: 

- Thông tư số 11/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự”, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012

- Thông tư số 07/2018/TT-BKHCN ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2018

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu quản lý đối với giới hạn phát xạ nhiễu điện từ phát ra từ các thiết bị điện và điện tử gia dụng và các mục đích tương tự.

Quy chuẩn kỹ thuật này không quy định về khả năng miễn nhiễm của thiết bị điện và điện tử

2. DANH MỤC CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ THUỘC PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA QCVN 9:2012/BKHCN VÀ SỬA ĐỔI 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN


TT

Các thiết bị điện, điện tử phải phù hợp QCVN

Yêu cầu kỹ thuật

1

Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời

TCVN 7492-1:2018

(CISPR 14-1:2016)

2

Máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện

TCVN 7492-1:2018

(CISPR 14-1:2016)

3

Bóng đèn có balat lắp liền

TCVN 7186:2018

(CISPR 15:2018)

4

Máy hút bụi

TCVN 7492-1:2018

(CISPR 14-1:2016)

5

Máy giặt

TCVN 7492-1:2018

(CISPR 14-1:2016)

6

Tủ lạnh, tủ đá

TCVN 7492-1:2018

(CISPR 14-1:2016)

7

Điều hòa không khí

TCVN 7492-1:2018

(CISPR 14-1:2016)

8

Máy sấy tóc

TCVN 7492-1:2018

(CISPR 14-1:2016)

9

Máy xay sinh tố, máy xay thịt, máy ép trái cây, máy đánh trứng

TCVN 7492-1:2018

(CISPR 14-1:2016)

10

Lò vi sóng (kể cả loại kết hợp)

TCVN 6988:2006

(CISPR 11:2004)

11

Bếp điện (bao gồm bếp điện từ)

CISPR 14-1:2016

3. TẠI SAO PHẢI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MÁY XAY SINH TỐ

Căn cứ quyết định 2711/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2022, các loại máy xay sinh tố có HS Code 8509.40.00 phải kiểm tra chất lượng theo QCVN 9:2012/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN

4. LỢI ÍCH CHỨNG NHẬN HỢP QUY MÁY XAY SINH TỐ

- Đối với nhà sản xuất : Tạo niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp đồng thời tăng  ưu thế cạnh tranh.

- Đối với người tiêu dùng: Sử dụng sản phẩm chất lượng đúng tiêu chuẩn mà không phải lo lắng về mức độ ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của mình

- Đối với cơ quan kiểm soát : Dễ dàng trong quá trình kiểm tra chất lượng

5. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN HỢP QUY MÁY XAY SINH TỐ

 - Bản đăng ký công bố hợp quy

 - Bản mô tả sản phẩm

-  Ảnh sản phẩm tổng thể phía ngoài

-  Hướng dẫn sử dụng;

-  Bản sao giấy chứng nhận hợp quy;

- Thông báo về những thay đổi liên quan đến thiết kế, nguyên vật liệu, công nghệ chế tạo (nếu có) so với hồ sơ đã đăng ký.

VietCert là tổ chức chứng nhận hợp quy tương thích điện từ cho các cá nhân và tổ chức kinh doanh loại mặt hàng này trên toàn quốc. Mọi thông tin chi tiết quý khách xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert

Hotline: 0905 527 089
#VietCertCentre





Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

THỦ TỤC GIÁM ĐỊNH THAN CỦI XUẤT KHẨU

 

Than củi Việt Nam đang tạo cơn sốt xuất khẩu trong những năm gần đây. Theo đó mặt hàng này đang được các nước có khí hậu lạnh rất ưa chuộng để dùng cho lò sưởi và nướng đồ ăn. Nhiều nước hiện nay đang khuyến khích sử dụng viên nén mùn cưa hay than củi thay cho các nhiên liệu đốt khác. Bởi vì than củi có giá thành, nhiệt năng tương đương than đá. Nhưng chúng lại không gây ô nhiễm môi trường.

Theo một số thống kê, trên các trang web xúc tiến thương mại, mỗi ngày có hàng trăm đối tác nước ngoài hỏi mua mặt hàng than củi sản xuất tại Việt Nam. Mỗi đơn hàng hỏi mua từ vài nghìn đến vài chục nghìn tấn than củi. Nhu cầu tăng cao đã mở ra hàng ngàn cơ hội cho các doanh nghiệp, đơn vị xuất khẩu than củi tại Việt Nam.

Do đó, thủ tục xuất khẩu than củi hiện nay được quan tâm rất lớn, ngoài ra, theo yêu cầu của hãng tàu, để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa, hãng tàu bắt buộc DN phải thực hiện giám định chất lượng than củi. Trong bài viết  dưới đây, Trung tâm Vietcert sẽ cung cấp tới doanh nghiệp chi tiết nhất về giám định than củi và thủ tục xuất khẩu mặt hàng than củi.

Than củi


1. Tìm hiểu điều kiện để được xuất khẩu than củi

Than củi là một trong những loại than, theo đó than bao gồm tất cả các loại than hóa thạch và than có nguồn gốc hóa thạch dưới dạng nguyên khai hoặc đã qua chế biến (K1, Đ3 TT 14/2013 về hoạt động kinh doanh than)

Căn cứ theo điều 4, Thông tư số 15/2013/TT-BCT quy định về xuất khẩu than thì:

- Chỉ có doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh than theo quy định tại thông tư số 14/2013/TT-BCT ngày 15/07/2013 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện kinh doanh .

-Than đã qua chế biến và đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc tương đương tiêu chuẩn chất lượng quy định tại phụ lục I kèm theo TT 15/2013/TT-BCT

-Có nguồn gốc hợp pháp như quy định tại TT 14/2013

-Các quy định khác (nếu có)theo sự điều hành của Chính phủ về hoạt động xuất nhập khẩu từng thời kỳ

Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, TT 15/2013 đã bị bãi bỏ bởi Thông tư 27/2016/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ công thương; Thông tư 13/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ công thương. Do đó, hiện nay xuất khẩu than củi không cần đáp ứng các điều kiện trên nữa.

Bên cạnh đó, tại phụ lục II bàn hành kèm thông tư số 13/2020/TT-BCT có quy định về danh mục và tiêu chuẩn chất lượng than xuất khẩu theo TCVN 8910:2015 Than thương phẩm – yêu cầu kĩ thuật. Do đó, than củi nằm trong danh sách các loại than phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Để xác định than củi có đạt chất lượng để xuất khẩu hay không, doanh nghiệp sẽ đăng kí giám định than củi với Trung tâm Vietcert, Trung tâm Vietcert sẽ nhận hồ sơ và tiến hành giám định

2. Quy trình giám định than củi

Bước 1: doanh nghiệp gửi hồ sơ giám định cho Vietcert, hồ sơ bao gồm

-        Đơn đăng kí giám định thương mại theo mẫu của Trung tâm Vietcert

-        COMMERCIAL INVOICE (Hóa đơn thương mại)

-        Booking Acknowledgement (đơn đặt hàng)

Bước 2: Trung tâm Vietcert xem xét hồ sơ, sắp xếp người xuống kho hàng của DN để tiến hành giám định.

Bước 3: Sau khi giám định và xem xét hồ sơ, Trung tâm Vietcert sẽ  trả chứng thư giám định cho DN nếu đạt yêu cầu

3. Hồ sơ hải quan xuất khẩu than củi

Hồ sơ hải quan xuất khẩu than củi gồm có các chứng từ, giấy tờ như:

  • Hợp đồng thương mại;
  • Hóa đơn thương mại;
  • Phiếu đóng gói hàng hóa;
  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu than củi (Nếu có);
  • Bảng kê lâm sản có dấu xác nhận của Cơ quan kiểm lâm sở tại, cấp Hạt, chi cục;
  • Bảng kê lâm sản doanh nghiệp tự lập dựa theo mẫu số 01 được quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT.
  • Chứng thư giám định than củi do Vietcert cấp

4. Thủ tục xuất khẩu than củi

Thủ tục xuất khẩu than củi được thực hiện thông qua những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan, hồ sơ bao gồm:

-        Tờ khai hải quan

-        01 bản chụp hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán

-        01 bản chụp chứng từ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu than củi theo quy định của pháp luật về đầu tư khi làm thủ tục xuất khẩu lô hang đầu tiên

-        Hợp đồng ủy thác chứng từ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu than củi theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng chứng từ xác nhận của người giao ủy thác

Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện khai các thông tin tại tờ khai hải quan và đăng kí khai hải quan tại Chi cục hải quan nơi DN có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hang hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hang

Bước 3: Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra tờ khai hải quan theo quy định

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện phân luồng tờ khai

Bước 5: Thông quan mặt hang than củi xuất khẩu

Trên đây là chi tiết về thủ tục giám định than củi vàxuất khẩu than củi mà Trung tâm Vietcert muốn cung cấp tới cho doanh nghiệp. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết sẽ mang tới cho doanh nghiệp thật nhiều thông tin bổ ích!

Ngoài ra, Quý khách hàng có nhu cầu giám định than củi xuất khẩu, vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới nhé. Rất mong nhận được sự hợp tác từ Qúy khách hàng và đối tác.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Center

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2023

PHÂN LOẠI THỨC ĂN THUỶ SẢN THEO QUY CHUẨN KĨ THUẬT - VIETCERT

PHÂN LOẠI THỨC ĂN THUỶ SẢN THEO QUY CHUẨN KĨ THUẬT 

 


Thức ăn thủy sản thực chất chính là thức ăn dành cho vật nuôi sống ở môi trường nước. Ở từng dạng khác nhau cụ thể mà chúng ta có thể kể đến như: Tươi, sống, qua chế biến, bảo quản,… Cung cấp chất dinh dưỡng, các thành phần tốt cho sự phát triển của động vật thủy sản qua dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, phụ gia bổ sung,…

Theo thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT, từ ngày 01/01/2020 tất các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản phải được chứng nhận và công bố hợp quy.

I. PHÂN LOẠI THỨC ĂN THUỶ SẢN THEO QUY CHUẨN KĨ THUẬT:

Có 3 loại thức ăn thuỷ sản phân loại theo quy chuẩn kĩ thuật như sau:

1. Thức ăn hỗn hợp:

Thức ăn hỗn hợp là tổ hợp nhiều loại thức ăn được phối hợp sẵn theo một công thức nhằm đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng như prôtêin, lipit, gluxit, chất khoáng… phù hợp với nhu cầu của động vật thuỷ sản theo từng giai đoạn phát triển và sản xuất các loại sản phẩm khác nhau

Thức ăn hỗn hợp sẽ được chứng nhận hợp quy theo QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT

2. Thức ăn bổ sung:

Thức ăn bổ sung (chất bổ sung) là nguyên liệu đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu được bổ sung vào thức ăn hoặc khẩu phần ăn để cân đối dinh dưỡng hoặc đóng vai trò chức năng đặc trưng trong thức ăn thủy sản

Trong nhóm thức ăn bổ sung sẽ chia thành các nhóm nhỏ:

- Nhóm Vitamin,Axit amin, Axit hữu cơ(dạng đơn hoặc hỗn hợp)

- Chế phẩm enzyme, chế phẩm probiotic, chế phẩm prebiotic (dạng đơn hoặc hỗn hợp)

- Hoạt chất sinh học và sản phẩm chiết xuất từ sinh vật

- Nhóm khoáng chất

- Nhóm hoá chất

Thức ăn bổ sung sẽ được chứng nhận hợp quy theo QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT

3. Thức ăn tươi, sống:

Thức ăn tươi, thức ăn sống trong quy chuẩn này được hiểu là các loại sinh vật chưa qua chế biến,ở trạng thái sống, tươi, đông lạnh dùng làm thức ăn cho động vật thủy sản.

Theo thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT, từ ngày 01/01/2020 tất các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản phải được chứng nhận và công bố hợp quy.

Thức ăn tươi sống sẽ được chứng nhận hợp quy theo QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT

II. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHỨNG NHẬN, CÔNG BỐ HỢP QUY THỨC ĂN THỦY SẢN

1. Công bố hợp quy

Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thức ăn thủy sản theo biện pháp:

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

2. Đánh giá sự phù hợp

Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp thức ăn thủy sản theo phương thức:

- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình).

- Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.