Trong nền kinh tế thị trường phát triển, hội nhập và
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lượng máy móc thiết bị được nhập
khẩu vào nước ta ngày càng lớn và có nhiều nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Trong
quá trình vận chuyển máy móc thiết bị có thể được tháo rời để dễ hàng vận chuyển.
Hay một dây chuyền sản xuất có thể được chế tạo từ một nhà sản xuất riêng lẻ hoặc
có thể được tích hợp từ nhiều thiết bị thành phần và được chế tạo bởi nhiều nhà
chế tạo khác nhau. Khi tiến hành thiết kế tổ hợp thiết bị để tạo thành dây chuyền
sản xuất, các kỹ sư thiết kế sẽ thực hiện việc lựa chọn thiết bị từ các hãng
khác nhau để tạo thành các dây chuyền sản xuất đồng bộ. Để xác định các máy móc
thiết bị nhập khẩu về phục vụ sản xuất hoặc các dự án công nghiệp có thuộc một
dây chuyền sản xuất đồng bộ hay không, thì doanh nghiệp cần một tổ chức đứng ra
giám định tính đồng bộ của máy móc thiết bị, và dây chuyền máy móc.
1. Giám định tính đồng bộ của máy móc
thiết bị là gì?
Giám định tính đồng bộ của máy móc thiết bị là sử dụng
những phương pháp và trang thiết bị đo lường tính đồng bộ của máy móc, thiết bị.
Đồng thời kiểm tra máy móc thiết bị phải phù hợp so với hồ sơ chứng từ nhập khẩu
bao gồm: contract, invoice, paking list, bill of lading, sơ đồ thiết kế, tài liệu
kỹ thuật….
2. Mục đích của Dịch vụ giám định tính đồng
bộ:
– Xác định tính đồng bộ của các thiết bị máy móc nhập
khẩu – là cơ sở để người mua và người bán và các bên liên quan nghiệm thu,
thanh lý hợp đồng mua bán thiết bị.
– Phục vụ việc tính thuế nhập khẩu (các thiết bị thuộc
cùng một dây chuyền sản xuất đồng bộ nhập theo dự án thì sẽ được miễn thuế)
– Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong quá trình
xuất nhập khẩu thiết bị, máy móc.
3. Các trường hợp phải làm giám định
tính đồng bộ của máy móc thiết bị:
- Nhà nhập khẩu máy móc, thiết bị tháo rời từ nước
ngoài về Việt Nam.
- Các thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất, hệ
thống thiết bị máy móc đồng bộ, dây chuyền sản xuất, tổ hợp thiết bị xuất / nhập
khẩu phục vụ các dự án công nghiệp.
- Các cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm tra, đánh
giá máy móc, thiết bị, dây chuyền nhập khẩu vào Việt Nam.
4. Thủ tục và quy trình đăng ký giám định
đồng bộ máy móc thiết bị
4.1.
Các công việc cần thực hiện để giám định tính đồng bộ của thiết bị như sau:
- Xem xét bộ tài liệu nhập khẩu của thiết bị: Contract,
Invoice, Packing, Bill, thiết kế, đặc tính kỹ thuật của thiết bị.
- Giám định về bao gói, tem mác, số lượng, chủng loại,
tình trạng của các thiết bị thành phần của dây chuyền sản xuất trong quá trình
nhập khẩu.
- Giám sát quá trình lắp đặt thiết bị.
- Chứng kiến quá trình chạy thử của thiết bị.
- Đánh giá tính đồng bộ của thiết bị (đồng bộ về tốc
độ, công suất, năng suất, các chỉ tiêu kỹ thuật khác…)
- Chụp ảnh trong quá trình giám định.
- Báo cáo và phát hành chứng thư giám định về tính đồng
bộ của thiết bị.
4.2.
Hồ sơ khách hàng cần cung cấp:
- Yêu cầu giám định nêu rõ yêu cầu giám định, thời
gian và địa điểm giám định, người liên hệ.
- Chứng từ nhập
khẩu gồm:
Tất cả tờ khai hải quan nhập khẩu:
Contract (hợp đồng mua bán nếu có)
Commercial Invoice (hoá đơn thương mại)
Bill of lading (vận đơn đường biển)
C/O (giấy chứng nhận xuất xứ máy móc nhập khẩu)
Danh mục hàng hoá, thiết bị máy móc, chi tiết linh
kiện kèm theo (packing lists)
Hồ sơ máy móc chế tạo (bản vẽ hệ thống, chi tiết kỹ
thuật…)
Hotline:
0905 527 089
Fanpage: Vietcert Centre
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét