Trang

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

KIỂM NGHIỆM BIA, RƯỢU, ĐỒ UỐNG CÓ CỒN – VIETCERT

 KIỂM NGHIỆM BIA, RƯỢU, ĐỒ UỐNG CÓ CỒN – VIETCERT

Các loại hàng hóa liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng đều phải trải qua quá trình kiểm nghiệm để đảm bảo chất lượng.

Sản phẩm đồ uống có cồn ra thị trường phải đáp ứng các quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP về thực hiện kiểm nghiệm đồ uống có cồn. Theo đó, sản phẩm rượu, bia và những loại đồ uống có cồn khác cần phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các loại đồ uống có cồn theo QCVN 6 – 3:2010/BYT trước khi muốn lưu hành trên thị trường. Vậy các chỉ tiêu kiểm nghiệm quan trọng cần đáp ứng ra sao? Hãy để VIETCERT làm rõ ngay sau đây:

I. ĐỒ UỐNG CÓ CỒN LÀ GÌ:

Đồ  uống chứa cồn là những sản phẩm có chứa ethanol từ quá trình lên men hoặc được cho vào từ cồn thực phẩm bao gồm bia, rượu, nước giải khát có chứa ethanol từ sản phẩm có độ rượu thấp coktail, cider cho đến trung bình như vang và độ rượu cao như rượu trắng, wishky...


II. KIỂM NGHIỆM RƯỢU, BIA, ĐỒ UỐNG CÓ CỒN LÀ GÌ?

-Là quá trình tiến hành một hoặc một loạt các hành động phân tích đánh giá chất lượng của các loại rượu có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đặt ra hay không.

Trong đó, các yếu tố như thành phần, hàm lượng cồn, chỉ tiêu vệ sinh an toàn của rượu sẽ phải được xác định, chẩn đoán để đánh giá độ an oàn khi sử dụng.

-Nhà nước thiết lập những tiêu chuẩn kiểm nghiệm để làm thước đo đánh giá và đưa ra kết luận cho phép sản phẩm lưu hành trên thị trường hay không.

III. TẠI SAO PHẢI KIỂM NGHIỆM RƯỢU, BIA, ĐỒ UỐNG CÓ CỒN?

Kiểm nghiệm là một phần quan trong không thể thiếu của hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Và để kiểm soát chất lượng cũng như đảm bảo tính an toàn khi sử dụng,  việc kiểm nghiệm rượu, bia, đồ uống có cồn phải được tiến hành kiểm nghiệm theo đúng quy định Pháp luật hiện hành.

Thông qua quy trình này, có thể phát hiện các loại hợp chất và tạp chất có thể gây hại cho sức khỏe con người, ngăn chặn các tình huống rủi ro phát sinh khi đưa vào sử dụng.

Đối với các cơ sở kinh doanh, sản xuất: Các loại đồ uống có cồn như rượu, bia… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người do đó được Nhà nước hạn chế sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, nếu muốn đưa các sản phẩm này ra thị trường, các cơ sở kinh doanh phải tiến hành kiểm nghiệm đồ uống có cồn để xác định hàm lượng các chất có trong sản phẩm. Đây là yêu cầu bắt buộc và cần thiết nếu các cơ sở kinh doanh muốn bắt đầu kinh doanh và duy trì hoạt động.

Đối với người tiêu dùng: Trong quá trình sản xuất và chưng cất bia rượu… một số tạp chất gây hại tới sức khỏe con người có thể được sinh ra. Những chất này nếu hấp thu nhiều và trong thời gian dài sẽ gây tổn hại đến dạ dày, gan và não thậm chí là gây tử vong. Do đó, cần tiến hành kiểm nghiện đồ uống có cồn để đảm bảo chất lượng và sự an toàn của sản phẩm rượu, bia và các đồ uống có cồn từ đó bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.

IV. CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM NGHIỆM ĐỒ UỐNG CÓ CỒN

Nhằm kiểm soát chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP về kiểm nghiệm đồ uống có cồn. Theo đó, các sản phẩm rượu, bia và đồ uống có cồn khác phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đồ uống có cồn theo QCVN 6-3:2010/BYT trước khi lưu hành trên thị trường.

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm đồ uống có cồn

Kiểm nghiệm đồ uống có cồn sẽ được thực hiện đối với các chỉ tiêu về cảm quan, chỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng các loại kim loại nặng và một số chỉ tiêu khác. Theo đó:

- Cảm quan: trạng thái, mùi vị, màu sắc, …

- Kim loại nặng: Arsen (As), Chì (Pb), Cadimi (Cd), …

- Chất lượng rượu: Methanol, aldehyt, rượu bậc cao, Ester, Fufurol...

- Vi sinh: (độ cồn thấp): Tổng vi khuẩn hiếu khí, Escherichia coli, Clostridium perfringens, Tổng bào tử nấm men, nấm mốc

- Chỉ tiêu lý hóa: Hàm lượng methanol, Ethanol, este, Aldehyde

Ngoài các chỉ tiêu chính ở trên, khách hàng có thể kiểm nghiệm theo một số chỉ tiêu khác như: Hàm lượng hóa chất không mong muốn: dư lượng thuốc thú y, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các hợp chất khác…

Hy vọng với chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu hơn về các tiêu chuẩn kiểm nghiệm rượu bia, đồ uống có cồn quan trọng cần thực hiện để có thể đảm bảo an toàn và đáp ứng chất lượng theo quy định pháp luật.

Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng có được phiếu kiểm nghiệm hợp lệ, Vietcert đã triển khai dịch vụ xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm với mục đích: Kiểm soát chất lượng, công bố sản phẩm, kiểm nghiệm định kỳ, …

Hãy liên hệ ngay với VIETCERT để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất, phục vụ 24/24.

Hotline 0905 527 089 

Fanpage: Vietcert Centre 

Website www.vietcert.org

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2024

KIỂM NGHIỆM VÀ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM BIA – VIETCERT

 KIỂM NGHIỆM VÀ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM BIA – VIETCERT

Hiện nay quy định về làm thủ tục tự công bố sản phẩm bia được các cá nhân, tổ chức ngày càng quan tâm do Việt Nam là quốc gia có lượng tiêu thụ rượu bia tăng nhanh nhất thế giới, gấp 16 lần so với Mỹ. Hoạt động tự công bố sản phẩm là quy định bắt buộc nếu các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức muốn đưa sản phẩm ra lưu thông thị trường để các cơ quan chức năng có thể quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Trong bài viết dưới đây, VIETCERT sẽ hướng dẫn về hồ sơ, quy trình công bố tiêu chuẩn chất lượng bia.


I.CĂN CỨ PHÁP LÝ

-Luật An toàn thực phẩm năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018.

-Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Nghị định Nghị định 85/2019/NĐ-CP.

-Thông tư số 43/2018/TT-BCT quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 13/2020/TT-BCT.

II. LÝ DO PHẢI THỰC HIỆN KIỂM NGHIỆM VÀ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

- Tuân thủ quy định của nhà nước về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Căn cứ theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thi hành một số điều luật An toàn thực phẩm về tự công bố sản phẩm thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố tất cả các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là quy định bắt buộc nếu các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức muốn đưa sản phẩm ra lưu thông thị trường. Qua đó các cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể biết được chất lượng sản phẩm và quản lý được việc sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng.

-Khẳng định chất lượng sản phẩm với người tiêu thụ qua đó giúp người tiêu thụ an tâm khi mua sản phẩm và tăng ưu thế so với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh khác cùng lĩnh vực nhưng không có bản công bố.

– Giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ sản phẩm qua các chỉ tiêu chất lượng và một số chỉ tiêu khác tùy thuộc vào từng sản phẩm của mỗi tổ chức.

-Giúp khách hàng dễ dàng nhận biết được nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm trong quá trình lựa chọn sử dụng; đảm bảo độ tin cậy cho khách hàng.

III. CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM BIA

Đối với bia sản xuất trong nước hay nhập khẩu, tùy thuộc vào thành phần sản xuất và mục đích kiểm nghiệm mà doanh nghiệp sẽ lên chỉ tiêu sao cho phù hợp và tối ưu nhất.

Kiểm nghiệm bia sẽ được thực hiện đối với các chỉ tiêu về cảm quan, chỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu vi sinh, hàm lượng các loại kim loại nặng và một số chỉ tiêu khác. Theo đó:

Chỉ tiêu cảm quan: Trang thái, mùi vị, màu sắc,…

Chỉ tiêu hóa lý: Hàm lượng methanol trong 1l ethanal 1000, Hàm lượng Aldehyde trong 1l rượu 10000, Hàm lượng Ethanol ở 200C ,Hàm lượng este,…

Chỉ tiêu vi sinh: Tổng số vi sinh vật hiếu khí, Escherichia coli, Clostridium perfringens, Tổng số bào tử nấm mốc– men,…

Chỉ tiêu kim loại: Pb (Chì), Đồng (Cu), Asen, Kẽm (Zn), …/

Tùy thuộc vào mục đích kiểm nghiệm và yêu cầu của quy định hiện hành mà doanh nghiệp nên thêm hoặc bớt chỉ tiêu để đảm bảo tuân thủ đúng quy định mà Bộ Y Tế đưa ra.

IV. THỦ TỤC CÔNG BỐ BIA SẢN XUẤT TRONG NƯỚC VÀ NHẬP KHẨU

Căn cứ nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết về việc thi hành một số điều luật An toàn thực phẩm, trình tự thực hiện tự công bố bia sản xuất trong nước và nhập khẩu được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1 – Kiểm nghiệm chất lượng bia

Việc kiểm nghiệm sản phẩm bia bao gồm:

-Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm bia để tiến hành thử nghiệm;

-Lên chỉ tiêu thử nghiệm căn cứ vào quy chuẩn của sản phẩm theo quy định pháp luật;

-Mang mẫu sản phẩm đến phòng thử nghiệm được chỉ định để tiến hành thử nghiệm;

Bước 2 – Xây dựng hồ sơ tự công bố bia

Căn cứ Nghị Định 15/2018/ NĐ- CP bộ hồ sơ tự công bố bia bao gồm:

-Bản đăng ký tự công bố bia (theo mẫu quy định)

-Bản kê khai chi tiết thông tin sản phẩm

-Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất; hoặc chứng nhận ISO.

-Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm

-Phiếu kết quả kiểm nghiệm bia thủ công tại cơ quan được Bộ Y Tế được chỉ định/công nhận, còn thời hạn trong 12 tháng

-Mẫu nhãn sản phẩm

Riêng đối với bia nhập khẩu, doanh nghiệp cần bổ sung thêm CFS – chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm

Lưu ý: Tất cả các tài liệu trong hồ sơ đăng ký công bố chất lượng bia phải được thể hiện bằng tiếng việt. Trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng; Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm công bố.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tự công bố bia

Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, doanh nghiệp đăng ký tự công bố chất lượng sản phẩm tại Ban quản lý an toàn thực phẩm, nếu cơ sở có địa điểm trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh; nếu cơ sở ở tỉnh thành khác thì đăng ký tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Trên đây là những thông tin về thủ tục tự công bố chất lượng bia. Nếu Quý doanh nghiệp cần thực hiện công bố chất lượng sản phẩm nhưng gặp khó khăn trong vấn đề xây dựng hồ sơ hoặc không có thời gian để giải quyết vấn đề trên hãy liên hệ ngay đến VIETCERT qua Hotline/zalo: 0905 527 089 để được cung cấp thông tin chính xác nhất.