PHÂN LOẠI THỨC ĂN THUỶ SẢN THEO QUY CHUẨN KĨ THUẬT
Thức ăn thủy sản thực chất chính là thức ăn dành cho
vật nuôi sống ở môi trường nước. Ở từng dạng khác nhau cụ thể mà chúng ta có thể
kể đến như: Tươi, sống, qua chế biến, bảo quản,… Cung cấp chất dinh dưỡng, các
thành phần tốt cho sự phát triển của động vật thủy sản qua dạng: Nguyên liệu,
thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, phụ gia bổ sung,…
Theo thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT, từ ngày 01/01/2020
tất các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức
ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản phải được chứng nhận và công bố hợp quy.
I.
PHÂN LOẠI THỨC ĂN THUỶ SẢN THEO QUY CHUẨN KĨ THUẬT:
Có 3 loại thức ăn thuỷ sản phân loại theo quy chuẩn
kĩ thuật như sau:
1.
Thức ăn hỗn hợp:
Thức ăn hỗn hợp là tổ hợp nhiều loại thức ăn được phối
hợp sẵn theo một công thức nhằm đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng như
prôtêin, lipit, gluxit, chất khoáng… phù hợp với nhu cầu của động vật thuỷ sản
theo từng giai đoạn phát triển và sản xuất các loại sản phẩm khác nhau
Thức ăn hỗn hợp sẽ được chứng nhận hợp quy theo QCVN
02-31-1:2019/BNNPTNT
2.
Thức ăn bổ sung:
Thức ăn bổ sung (chất bổ sung) là nguyên liệu đơn
hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu được bổ sung vào thức ăn hoặc khẩu phần
ăn để cân đối dinh dưỡng hoặc đóng vai trò chức năng đặc trưng trong thức ăn
thủy sản
Trong nhóm thức ăn bổ sung sẽ chia thành các nhóm nhỏ:
- Nhóm Vitamin,Axit amin, Axit hữu cơ(dạng đơn hoặc
hỗn hợp)
- Chế phẩm enzyme, chế phẩm probiotic, chế phẩm
prebiotic (dạng đơn hoặc hỗn hợp)
- Hoạt chất sinh học và sản phẩm chiết xuất từ sinh
vật
- Nhóm khoáng chất
- Nhóm hoá chất
Thức ăn bổ sung sẽ được chứng nhận hợp quy theo QCVN
02-31-2:2019/BNNPTNT
3.
Thức ăn tươi, sống:
Thức
ăn tươi, thức ăn sống trong quy chuẩn này được hiểu là các loại sinh vật
chưa qua chế biến,ở trạng thái sống, tươi, đông lạnh dùng làm thức ăn cho động
vật thủy sản.
Theo thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT, từ ngày 01/01/2020
tất các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức
ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản phải được chứng nhận và công bố hợp quy.
Thức ăn tươi sống sẽ được chứng nhận hợp quy theo QCVN
02-31-3:2019/BNNPTNT
II.
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHỨNG NHẬN, CÔNG BỐ HỢP QUY THỨC ĂN THỦY SẢN
1.
Công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy thức ăn thủy sản
theo biện pháp:
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Kết quả chứng
nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của
pháp luật.
Đối với sản phẩm nhập khẩu: Kết quả chứng nhận, giám
định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận
theo quy định của pháp luật.
2.
Đánh giá sự phù hợp
Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp thức
ăn thủy sản theo phương thức:
- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện
theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình).
- Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương
thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của các tổ chức,
cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương.